Đang truy cập: 7 Trong ngày: 55 Trong tuần: 478 Lượt truy cập: 570617 |
















05-08-2017 11:52
Đề quán Ngọc Thanh
Lâu đài tía dựa non cao
Chiều nay nhớ lại chuyến nào mười năm
Kim đàn đầy rụng hoa thông
Rung mây tiếng khánh viễn thâm đạo tràng
Người tiên rời khỏi đĩnh vàng
Tiếc khi tỉnh mộng hoàng lương khó tìm
Vượn sầu hạc oán bao niềm
Lao xao tiếng trúc rừng bên lạnh lùng.
Hy lăng là lăng tưởng niệm của vua Trần Duệ Tông. Vua Trần Duệ Tông là vua thứ 9 của nhà Trần, tên húy là Trần Kính, là con thứ 11 của vua Trần Minh Tông, là em của ba vị vua: Trần Hiến Tông, Trần Dụ Tông và Trần Nghệ Tông. Ông sinh ngày 2 tháng 6 năm Đinh Sửu (1337); năm 1372 được vua anh là Trần Nghệ Tông nhường ngôi, ở ngôi 6 năm, ngày 24 tháng 1 năm Đinh Tỵ (1377) tử trận tại thành Đồ Bàn (Vijaya), thọ 41 tuổi.
Vua Trần Duệ Tông là vị vua có cá tính mạnh mẽ, mang hoài bão chấn hưng quốc gia. Năm 1369, Trần Dụ Tông mất, truyền ngôi cho Dương Nhật Lễ, Nhật Lễ làm vua nhưng bỏ bê công việc, ham chơi, rượu chè lại định đổi họ Trần sang họ Dương khiến các quan trong triều bất bình. Trước tình hình đó ông cùng với các tôn thất nhà Trần khác đã giúp Trần Phủ (Cung Túc vương, tức vua Trần Nghệ Tông) thực hiện đảo chính lật đổ và giết chết Dương Nhật Lễ, đưa Trần Phủ lên ngôi, phục hưng lại nhà Trần. Năm 1372, sau khi được vua anh Trần Nghệ Tông nhường ngôi, ông để tâm lo toan việc trị nước, kén tướng luyện quân, đặt khoa thi, lấy người tài, đồng thời chú trọng đề cao ý thức dân tộc, bảo vệ thuần phong mỹ tục, biểu hiện ý thức tự lập, tự cường. Để làm được điều đó, ông lệnh cho quân dân không được mặc áo kiểu người phương Bắc, không bắt chước tiếng nói của các nước Chiêm (Chăm-pa), quy định về mẫu mã các loại thuyền, xe, kiệu, tán, nghi, trượng và y phục.
Vào cuối thời Trần, lợi dụng tình hình Đại Việt suy yếu, quân Chăm-pa thường xuyên đem quân quấy phá vùng biên giới, thậm chí nhiều lần đánh chiếm Thăng Long. Vì quá nôn nóng trong việc tiêu diệt họa xâm lấn của Chăm-pa, Trần Duệ Tông đã thân chinh đi đánh Chăm-pa.
Tháng Giêng năm 1377 khi cầm quân tiến vào thành Đồ Bàn (Vijaya) ông bị mắc kế phục binh của Chế Bồng Nga mà tử nạn tại thành Đồ Bàn (Bình Định). Cái chết của Duệ Tông là bước ngoặt lớn đối với nhà Trần thời hậu kỳ, Thượng hoàng Nghệ Tông nhu nhược, vốn hoàn toàn dựa vào ông nên khi ông mất đã hoàn toàn dựa vào Hồ Quý Ly, thế nước Đại Việt suy kém, quân Chăm-pa tự do hoành hành, tàn phá kinh đô Thăng Long. Cơ nghiệp nhà Trần từ đây suy sụp.
![]() |
Quán Ngọc Thanh, công trình mới được xây dựng lại. Ảnh: Nguyễn Văn Anh |
Năm 1377, Thượng hoàng Trần Nghệ Tông thấy ông vì nước mà bỏ mình nên cho xây dựng Hy lăng trên núi Đạm Thủy, chiêu hồn về thờ cúng tại Hy lăng và cho lập con trưởng của ông là Kiến Đức đại vương nối nghiệp nhà Trần, tức là Trần Phế Đế.
Tương truyền, năm 1399, sau khi bị Phạm Khả Vĩnh bức tử, vua Trần Thuận Tông cũng được táng tại Hy lăng.
Núi Đạm Thủy nay thuộc thôn Đạm Thủy, xã Thủy An, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Quán Ngọc Thanh xây dựng trên núi Đạm Thủy vì vậy núi còn được gọi là núi Ngọc Thanh.
Trên núi Đạm Thủy ngoài dấu vết của chùa - quán Ngọc Thanh ở phía sườn phía Tây Nam, tại khu vực sườn phía Đông Bắc, nơi tiếp giáp với Trường Trung học cơ sở Thủy An hiện còn thấy nhiều chân tảng chạm khắc hoa sen cùng rất nhiều loại gạch ngói khác nhau của thời Trần. Đây có thể là những dấu tích còn lại của Hy lăng.
Người gửi / điện thoại